2024.12 Khu vực Việt Nam
Far Eastern Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng có trách nhiệm
FEAV / Võ Tuyết Nhung (Wendy)
Từ 2022, tất cả các nhà máy dệt may Far Eastern tại Việt Nam bao gồm 4 nhà máy may mặc và dệt nhuộm- hóa sợi đã thành công đăng ký, xác minh và thực hiện Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (Global Recycle Standard – GRS).
Phát triển bền vững là mục tiêu
Trước xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa thị trường, nhu cầu xã hội mới và sự phát triển công nghệ, vai trò của doanh nghiệp trong xã hội ngày càng trở nên nổi bật. Đặt biệt, vào những năm gần đây cụm từ “Kinh doanh có trách nhiệm” tại Việt Nam đang được chú trọng hơn hết bởi hàng loạt các hiệp định thương mại được ký kết và đi vào thực thi như Hiệp định thương mai tự do EU – Việt Nam (EVFTA), Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó đặt ra các yêu cầu về cam kết liên quan đến môi trường, minh bạch trong sản xuất và quyền lao động.
Song song đó để đạt các mục tiêu, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành “Kế hoạch hành động Quốc gia về các mục tiêu phát triển bền vững”. Sustainable Development Goals (Mục tiêu phát triển bền vững) cũng được đề ra bởi Liên Hiệp Quốc vào tháng 5/2017 với 17 mục tiêu, định hướng và giải pháp nhằm: chấm dứt mọi hình thức nghèo, xóa đói – cải thiện dinh dưỡng, tăng cường phúc lợi, thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ, bền vững tài nguyên nước, năng lượng, kinh tế, cơ sở hạ tầng,… và đặc biệt là đảm bảo tiêu dùng sản xuất có trách nhiệm cùng với tăng cường thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển.
Các kế hoạch này nhằm kêu gọi tổ chức doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò chủ động và huy động nguồn lực chung tay thực hiện việc đạt được các mục tiêu đã được đề ra.
Hiểu được xu thế, các nhà máy Far Eastern Việt Nam đặt mục tiêu trọng tâm sản xuất đi đôi với phát triển bền vững, hướng tới sự minh bạch và trách nhiệm trong từng khâu, từng giai đoạn hình thành sản phẩm. Để minh chứng cho hành động này, vào năm 2022 tất cả các nhà máy dệt may Far Eastern tại Việt Nam bao gồm 4 nhà máy may mặc và dệt nhuộm- hóa sợi đã thành công đăng ký, xác minh và thực hiện Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (Global Recycle Standard – GRS). Với mục đích hướng tới việc tăng cường sử dụng các vật liệu có khả năng tái chế, trọng tâm là vải tái chế.
Như đã biết, đối với ngành may mặc, nguyên liệu thô là một trong những nguyên nhân gây ra tác động đáng kể nhất đến môi trường. Theo một báo cáo của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 92 triệu tấn rác thải quần áo. Con số này tương đương với một xe tải chở rác đầy quần áo được đổ xuống bãi rác mỗi giây. Ở Việt Nam, khoảng 2 triệu tấn rác thải loại này được đổ ra, gây áp lực lớn lên bãi rác và môi trường. Chính vì thế việc sử dụng vật liệu tái chế thay thế sẽ làm giảm ảnh hưởng môi trường xuống mức thấp nhất, giúp nhà máy xác minh được các hoạt động xã hội và môi trường có trách nhiệm trong việc sản xuất các sản phẩm tái chế.
Far Eastern đẩy mạnh sử dụng nguyên liệu tái chế và các nguyên liệu hữu cơ
Bên cạnh việc tăng cường sử dụng nguyên liệu thô tái chế, Far Eastern Việt Nam cũng đang hướng tới sử dụng các các nguyên liệu thô có thành phần hữu cơ trong sản xuất.
Từ 2022, khởi đầu trong công tác sử dụng nguyên vật liệu hữu cơ là Nhà máy dệt nhuộm – hóa sợi (Far Eastern Polytex (Vietnam) - FEPV) với chứng nhận thành phần hữu (Organic Content Standard - OCS).
7/2024, Far Eastern Việt Nam tiếp tục có 2 nhà máy may mặc Far Eastern Apparel (Vietnam) - FEAV tại VSIP1 và VSIP2A hoàn thành công tác đánh giá xác minh thực hiện 2 chứng nhận về tăng cường sử dụng vật liệu hữu cơ trong lĩnh vực may mặc (Chứng nhận dệt may hữu cơ toàn cầu (Global Organic Textile Standard -GOTS) và Chứng nhận thành phần hữu cơ).
Thông qua các chứng nhận GRS, GOTS và OCS, các nhà máy Far Eastern Việt Nam tự tin đóng góp một phần trong công tác minh bạch của chuỗi cung ứng may mặc Việt Nam qua các hoạt động truy xuất nguồn gốc ngay từ giai đoạn nhập liệu đảm bảo tính chính xác phù hợp của các nhà cung cấp đến gia công và xuất hàng đến các nhãn hàng.
Từ năm 2022 đến nay, các nhà máy Far Eastern Việt Nam vẫn tiếp tục nỗ lực và duy trì thực hiện tính hiệu lực và hoạt động của chứng nhận thông qua các cuộc đánh giá gia hạn Scope Certificate với kết quả luôn duy trì được thành tích tốt không ghi nhận các lỗi trong các cuộc xác minh.
Với chiến lược phát triển đề cao sự phát triển bền vững, Far Eastern Việt Nam tự tin khẳng định là nhà máy sản xuất có trách nhiệm, đối tác kinh doanh đáng tin cậy trong chuỗi cung ứng may mặc tại Việt Nam và trên Thế giới.
#