2023.10 Thường thức đời sống
Đừng xem thường căn bệnh thầm lặng “ Bệnh loãng xương”
Khoa xương khớp bệnh viện Far Eastern / Bác sỹ Chen YuHong
Bệnh loãng xương trở thành căn bệnh phổ biến thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau bệnh tim mạch. Được xem là một sát thủ thầm lặng do cá triệu chứng bệnh không rõ ràng. Người dân nên sớm đề phòng bằng cách bổ sung canxi hợp lý. Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương thì nên điều trị sớm mới đảm bảo được kết quả điều.
Như thế nào được gọi là loãng xương
Trong xương có các nguyên bào tạo xương và các tế bào hủy xương, cả hai làm việc cùng nhau mỗi ngày để trao đổi chất và tái tạo xương. Tuy nghiên từ năm 35 tuổi trở đi, khả năng tái tạo tế bào xương giảm đi, khả năng tiêu xương bắt đầu gia tăng theo độ tuổi, dẫn đến mỗi năm trung bình chúng ta mất đi 0.5 ~ 1% xương; từ năm 50 tuổi trở đi, tốc độ mất xương càng tăng nhanh, mỗi năm trung bình mất 1 ~ 3% xương. Do mất xương, các lỗ hổng của xương trở nên to hơn và lỏng lẻo hơn khiến xương trở nên giòn và dễ gãy, gia tăng nguy cơ gãy xương
Bệnh loãng xương và gãy xương
Đài Loan là một đất nước có dân số già hóa, và còn đang tiến dần tới xã hội siêu già, mà loãng xương một trong 2 căn bệnh phổ biến của xã hội siêu già hóa. Theo báo cáo khảo sát dinh dưỡng quốc gia cho thấy tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở nam và nữ trên 50 tuổi lần lượt là 23.9% và 38.3%. Tác động đối với xã hội và người bệnh nằm ở hậu quả khủng khiếp của các loại gãy xương khác nhau, trong đó gãy xương hông, cột sống và cổ tay là phổ biến nhất, đặc biệt là hai loại gãy đầu tiên có nguy cơ tử vong cao.
Đài Loan là nơi có nguy cơ gãy xương cao, 1/3 phụ nữ và 1/5 nam giới trên 50 tuổi bị gãy xương hông, cột sống hoặc cổ tay ít nhất một lần trong đời. Lấy gãy xương hông làm ví dụ, số ca mắc bệnh trên 50 tuổi tăng trung bình 9.3% mỗi năm, đặc biệt đối với bệnh nhân loãng xương, một khi bị gãy xương hông, tỷ lệ tử vong trong vòng một năm đối với phụ nữ là 11.2% và 18% đối với nam giới, so với tỷ lệ tử vong tiêu chuẩn ( nữ chỉ 2.8% nam 3.6%) thì cao hơn nhiều.
Ngoài ra,vào năm 1994, tỷ lệ gãy xương đốt sống ở Đài Loan trên 65 tuổi là 19.5% đối với nữ và 12% đối với nam. Ngay cả khi đốt sống không bị gãy nhưng việc đốt sống chịu áp lực dẫn đến biến dạng có thể gây ra các triệu chứng gù lưng, thấp đi và đau lưng, cần phải chụp X quang cột sống. Sau khi xác định đốt sống bị gãy cần phải làm chỉnh hình đốt sống hoặc phẫu thuật chỉnh hình, nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi và hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ gãy xương lần nữa.
Kiểm tra mật độ xương
Kỹ thuật “dùng tia X năng lượng kép (DXA)” là phương pháp kiểm tra mật độ xương được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận để chuẩn đoán bệnh loãng xương. Khi thực hiện đo mật độ xương nên đo xương cột sống thắt lưng và xương hông cùng lúc, nếu hai khu vực này không thể đo chính xác thì thay thế bằng phép đo 1/3 xương cẳng tay không thuận, sau đó lấy giá trị đo được đổi thành giá trị T (( giá trị kiểm tra mật độ xương – mật độ xương trung bình của phụ nữ trẻ da trắng)/ độ lệch chuẩn)) dựa trên kết quả xét nghiệm để xác định mức độ loãng xương. Nếu kết quả lớn hơn -1 nghĩa là chất lượng xương bình thường; -1 đến -2.5 cho thấy quá trình mất xương bắt đầu, thông thường có thể bổ sung bằng dinh dưỡng và điều chỉnh thói quen sinh hoạt để làm xương chắc khỏe; nếu chỉ số nhỏ hơn -2.5 nghĩa là loãng xương trầm trọng, phải dùng thuốc để kiểm soát bệnh.
Phòng ngừa bệnh loãng xương như thế nào?
Loãng xương là do tình trạng mất xương trong thời gian dài gây ra, giai đoạn đầu của bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bảo vệ xương và làm chậm tốc độ mất xương bằng cách bổ sung canxi và vitamin D, tập thể dục đầy đủ, tránh xa thuốc lá, rượu bia và ngăn ngừa té ngã.
Các thuốc điều trị loãng xương thông thường
1.Thuốc tăng cường tạo xương
Thuốc điều trị bao gồm hormone tuyến cận giáp. Hormone tuyến cận giáp tổng hợp có thể làm tăng hoạt động của các tế bào xương, thúc đẩy quá trình phát triển xương và cải thiện mật độ xương, nhưng cũng có thể đẩy nhanh quá trình mất xương. Bệnh nhân cần được tiêm dưới da mỗi ngày một lần, tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, chóng mặt, v.v.
2.Thuốc chống hủy xương
Đây là phương pháp điều trị phổ biến hiện nay có thể làm chậm tốc độ mất xương. Thuốc điều trị bao gồm:
- Thuốc bisphosphonates: có thể ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương giảm xói mòn xương, nhưng thuốc dẽ tích tụ trong cơ thể, mất nhiều tháng đến nhiều năm mới đào thải được và dễ gây khó chịu ở đường tiêu hóa.
- Thuốc điều chế thụ thể estrogen chọn lọc: có tác dụng ức chế xói mòn xương, phải uống hàng ngày, các phản ứng phụ thường gặp là phù chân, chuột rút và tắc tĩnh mạch。
- Thuốc ức chế RANKL và Osteokinoid: có thể làm giảm tác dụng của tế bào hủy xương và phải tiêm dưới da 6 tháng một lần, tần suất tiêm ít nên người bệnh chấp nhận cao hơn, tác dụng phụ là có thể bị dị ứng da.
3.Thuốc chống hủy xương + tăng cường tạo xương
- Thuốc ức chế Sclerostatin: Một lựa chọn mới trong điều trị bằng thuốc, có tác dụng kép giảm quá việc mất xương tăng cường tạo xương.Chỉ cần giảm nồng độ sclerostatin trong cơ thể có thể gia tăng mật độ xương và trì hoãn quá trình mất xương. Bệnh nhân chỉ cần tiêm dưới da 1 tháng một lần kéo dài điều trị trong 1 năm, sau đó tiếp tục dùng thuốc kháng tốc độ mất xương.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Gãy xương do loãng xương sẽ mang lại gánh nặng y tế cho cá nhân, gia đình và xã hội. Chúng ta nên tìm hiểu về căn bệnh này, kiểm tra mật độ xương, phòng tránh té ngã. Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” chúng ta cùng nhau phòng ngừa bệnh gãy xương.
*Bác sĩ Chen YuHong chuyên khoa: Chấn thương gãy xương, phẫu thuật gãy xương xâm lấn tối thiểu, các bệnh lý xương thông thường, thoái hóa khớp viêm khớp, đau thần kinh tọa, đau thắt lưng vá vùng dưới, loãng xương, u xương/ bệnh mô mềm, siêu âm hệ cơ xương khớp, v.v.
#