The English version is AI translated.

Continue
Danh mục

2023.11 Thường thức đời sống

KHỐNG CHẾ ĐƯỜNG HUYẾT THÔNG MINH TỰ MÌNH KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT

Khoa trao đổi chất bệnh viện / Bác sỹ Zhang Jin Huan
chơi giọng nói

 Học viện Y học Gia đình Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên có máy đo đường huyết riêng, thông qua việc tự theo dõi đường huyết, họ có thể tự theo dõi tác động của chế độ ăn uống, thể dục và thuốc men đối với lượng đường trong máu. Nhưng mà các bệnh nhân thường vì lý do sợ đau, sợ phiền phức, không có thời gian hay giấy thử đường mắc v.v nên không muốn làm hoặc họ chỉ kiểm tra lượng đường trong máu của một bữa ăn nhất định hoặc thậm chí nghĩ rằng vì họ đã lấy máu kiểm tra đường huyết ( HbA1C) ba tháng một lần nên họ không cần phải theo dõi lượng đường trong máu. Không biết rằng chỉ khi nắm vững đúng kiến thức và phương pháp xét nghiệm đường huyết, chúng ta mới có thể cải thiện được tình trạng kiểm soát đường huyết kém.


3992801v

Chỉ số đường huyết  (HbA1C) là gì ? Có thể thay thế việc tự theo dõi lượng đường trong máu không ?

 Khi glucose gắn vào thành phần huyết sắc tố của hồng cầu, sẽ xảy ra quá trình chuyển hóa đường được gọi là “chỉ số đường huyết HbA1c”. Lượng đường trong máu càng cao thì thì quá trình chuyển hóa đường càng nhiều, nồng độ HbA1C càng cao.

 Tuổi thọ của hồng cầu là 90 đến 120 ngày, do đó giá trị của chỉ số đường huyết chỉ phản ánh được lượng đường trong máu trong khoảng 3 tháng, đây là một trong những chỉ số thường được sử dụng chẩn đoán lâm sàng để theo dõi tình trạng kiểm soát lượng đường trong máu bệnh nhân, nhưng nó không thể hiện tình trang dao động cao thấp của lượng đường trong máu. Trên thực tế, cùng một chỉ số đường huyết sẽ có thay đổi lượng đường huyết khác nhau, lượng đường trong máu dao động quá mức là một trong những nguyên nhân gây ra biến chứng của bệnh tiểu đường, vì vậy việc tự theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên là rất quan trọng.

 

Mục tiêu kiểm soát đường huyết bệnh tiểu đường ở người lớn

 Theo khuyến nghị của Hiệp hội Tiểu đường Đài Loan năm 2022, mục tiêu kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường trưởng thành bao gồm: lượng đường trong máu trước bữa ăn 80~130mg/dl, lượng đường trong máu sau bữa ăn 2 tiếng 80~160mg/dl, và chỉ số đường huyết phải nhỏ hơn 7.0%. Đồng thời, cần xem xét độ tuổi của bệnh nhân, nguy cơ hạ đường huyết, thời gian mắc bệnh tiểu đường và mức độ nghiêm trọng của các bệnh đi kèm để đặt ra mục tiêu kiểm soát lượng đường trong máu cho từng cá nhân.

 Trong những năm gần đây, cộng đồng y tế đã tích cực thúc đẩy quan niệm “Lựa chọn sáng suốt” ( Choosing Wisely), mong mọi người có thể lựa chọn phương pháp khám hoặc điều trị đúng sẽ giúp ích cho việc chữa trị, tránh lãng phí. Vì vậy, liên quan tới việc tự theo dõi đường huyết, người bệnh nên suy nghĩ kỹ có cần tự theo dõi đường huyết không? Việc này đem đến những lợi ích gì ? Có những rủi ro gì ? Có phương án khác an toàn hơn không? Nếu không làm theo thì có hậu quả gì ? Chi phí bao nhiêu? Sau khi hiểu được thông tin liên quan, bạn có thể quyết định cách giải quyết nó.

 

Tầm quan trọng của việc tự theo dõi đường huyết

 Mỗi lần đo lượng đường trong máu đều có giá trị của nó, bác sỹ có thể dựa vào chỉ số đo lượng đường trong máu để điều chỉnh hoặc đánh giá hiệu quả điều trị ( như chế độ ăn, tập thể dục, insulin, thuốc chống tiểu đường, kiểm soát căng thẳng v.v), người bệnh cũng có thể biết được những thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu, đồng thời quan sát được lượng đường trong máu khác nhau sau khi đi dạo, làm việc nhà so với ăn xong ngồi xem ti vi, lướt điện thoại, bằng cách thay đổi lối sống và điều chỉnh thuốc, hãy giữ lượng đường trong máu càng gần giá trị mục tiêu càng tốt.

 

Tự theo dõi đường huyết vào lúc nào

 Hiếp hội Tiểu đường Hoa Kỳ ( ADA) khuyến cáo thời điểm tự theo dõi đường huyết bao gồm: Sử dụng insulin, trạng thái nhịn ăn, trước khi vận động, lúc nghi ngờ hạ đường huyết, trong úa trình điều trị hạ đường huyết ( cho đến khi đường huyết về chỉ số bình thường), và trước khi lái xe/ thực hiện các nhiệm vụ quan trọng.

 

Thời gian và tần suất tự theo dõi đường huyết

 Thời gian và tần suất tự theo dõi đường huyết ở mỗi người khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào loại tiểu đường, đơn thuốc điều trị, nguy cơ hạ đường huyết và liệu việc kiểm soát lượng đường trong máu có đạt tiêu chuẩn hay không.

3993002vn

(Nguồn: Sách giáo khoa Cốt lõi bệnh tiểu đường năm 2020)

 Tuy nhiên, nếu người bệnh chỉ theo dõi đường huyết mà không có bất kỳ hành động nào thì cũng không có tác dụng, phải dựa trên chỉ số đường huyết mà có biện pháp tương ứng thích hợp. Ví dụ nếu lượng đường trong máu sau ăn của bạn tăng lên đến 300mg/dL, nên kiểm tra xem bạn có ăn phải thực phẩm gi khả nghi hay không và tránh loại thực phẩm đó vào lần sau; nếu lượng đường trong máu giảm, bạn phải ăn thức ăn vào, tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh. Ngoài ra, tất cả chỉ số lượng đường trong máu phải được ghi lại để thảo luận với các bác sỹ có cần điều chỉnh thuốc hay chế độ ăn uống hay không, như vậy thì lượng đường mới được khống chế tốt, cơ thể mới khỏe mạnh và năng động hơn.

 

Điều cần chú ý khi tự kiểm tra đường huyết

 Nếu thao tác không đúng, lấy màu quá ít hoặc quá nhiều, thậm chí que thử đã hết hạn, bị ẩm, bị nhiễm cồn có thể ảnh hưởng đến kết quả chỉ số, vì thế khuyến khích mọi người nên thực hành nhiều lần, đồng thời rửa tay tiệt trùng bắng cồn, mỗi lần xét nghiệm đều dùng kim mới để ngăn ngừa nhiễm trùng.

 

Kết luận

 Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính phức tạp, chỉ có cách chế độ ăn uống phù hợp, vận động thích hợp, kết hợp điều trị thuốc, tự theo dõi đường huyết, khám định kỳ và sàng lọc các biến chứng mới có thể trì hoãn và tránh các biến chứng do bệnh.

 

*Chuyên môn Bác sỹ Zhang Jin Huan bao gồm: bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan, mỡ máu cao, chuyển hóa axit uric bất thường, bệnh tuyến giáp, bệnh tuyến cận giáp, bệnh tuyến thượng thận, bệnh tuyến yên, v.v. https://www.femh.org.tw/section/sectionDetail2?CID=0203&&DoctorID=91074

#

Quay về trang trước  Quay về danh mục
Bình luận(0)

Tin khácRecommend

Chia sẻ hoạt độngEvents