2024.09 Thường thức đời sống
Chỉ Số Chức Năng Của Thận Là Bao Nhiêu?
Khoa Nội Thận Của Bệnh Viện YaDong / Bác sĩ Xu Shi Ping
Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể, chịu trách nhiệm sản xuất nước tiểu để đào thải chất thải, đồng thời duy trì cân bằng nước, điện giải và pH trong cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm hoặc bất thường, có thể gây ra các triệu chứng liên quan, thậm chí cần phải điều trị bằng lọc máu (thẩm tách) hoặc thay thận để duy trì sự sống. Hiện tại, khoảng 12% dân số Đài Loan mắc bệnh thận mãn tính, với 100.000 người đang điều trị lọc máu. Kỳ báo tuần này, mục "Mạng lưới sức khoẻ " cung cấp thông tin cơ bản về bệnh thận, nhắc nhở mọi người chú ý khi cơ thể có dấu hiệu bất thường và nên sớm thăm khám để tránh các tình trạng cấp cứu, đồng thời làm chậm sự tiến triển của bệnh và trì hoãn việc bước vào giai đoạn lọc máu.
Bạn có biết chỉ số chức năng thận của bạn là bao nhiêu? Làm thế nào để đánh giá chức năng thận tốt hay xấu ?
Chức năng thận chủ yếu được đánh giá dựa trên hai chỉ số quan trọng: khả năng thải độc của thận và lượng protein trong nước tiểu, “Định lượng Creatinin máu” là chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng thải độc của thận. Định lượng Creatinin máu bình thường ở nam giới là dưới 1.0 mg/dL và ở nữ giới là dưới 0.9 mg/dL. Nếu chỉ số này cao hơn, cần lưu ý khả năng thải độc của thận có thể bị suy giảm. Nếu nồng độ creatinin trong máu vượt quá 8-10 mg/dL, có thể cần điều trị lọc máu. Bác sĩ sẽ tính toán "Độ Lọc Cầu Thận ước tính" (estimated glomerular filtration rate, eGFR) dựa trên tuổi, giới tính và nồng độ creatinin trong máu để đánh giá hiệu quả chức năng thải độc của thận. eGFR bình thường ở người trưởng thành là trên 60 ml/min/1.73m². Nếu eGFR thấp hơn 5-10 ml/min/1.73m², có thể cần điều trị rửa thận lọc máu. Nếu chức năng thận không cải thiện trong hơn 3 tháng, đây có thể là bệnh thận mãn tính, tốc độ tiến triển của bệnh được chia thành năm giai đoạn:
Giai đoạn 1: Có protein niệu, máu trong nước tiểu, sỏi thận hoặc bất thường khác, dù eGFR trên 90 ml/min/1.73m², vẫn sẽ thuộc nhóm giai đoạn 1
Giai đoạn 2: eGFR từ 60-89 ml/min/1.73m².
Giai đoạn 3: eGFR từ 30-59 ml/min/1.73m², chia thành giai đoạn 3A (45-59) và giai đoạn 3B (30-44).
Giai đoạn 4: eGFR từ 15-29 ml/min/1.73m².
Giai đoạn 5: eGFR dưới 14 ml/min/1.73m² hoặc đã điều trị lọc máu.
Các giai đoạn của bệnh thận không chỉ giúp phân loại mức độ nghiêm trọng của bệnh mà còn giúp đội ngũ y tế xây dựng các chiến lược điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Protein niệu (Protein trong nước tiểu) là gì? Nếu chỉ số thấp quá sẽ dẫn đến ảnh hưởng như thế nào?
Khi máu đi qua thận, lượng lớn protein sẽ được giữ lại, nhưng khi thận hoạt động không bình thường, tuy chức năng thải độc của thận (Xét trên chỉ số creatinin trong maul và eGFR) vẫn trong phạm vi bình thường, nhưng protein trong máu có thể đã bị thất thoát qua đường nước tiểu, đây là hiện tượng protein niệu(Hàm lượng protein cao trong nước tiểu). Lượng protein niệu thường được đo bằng cách so sánh tỷ lệ protein và creatinin trong mẫu nước tiểu. Một người trưởng thành bình thường không nên có hơn 0.15g protein niệu mỗi ngày. Nếu lượng protein niệu vượt quá 3.5 gram, nồng độ protein trong máu có thể giảm, dẫn đến phù nề và hội chứng thận hư.
Nên làm gì nếu bị protein niệu?
Nếu bạn bị protein niệu, ngay cả khi chưa có triệu chứng nghiêm trọng như phù nề hay rối loạn chức năng thận, lượng protein trong nước tiểu cao có thể làm tổn thương thận nhanh chóng theo thời gian. Bạn nên gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc cải thiện tình trạng protein niệu và theo dõi thường xuyên.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, sự xuất hiện của albumin trong nước tiểu là một chỉ báo quan trọng của tổn thương thận. Đo tỷ lệ (albumin-creatinine ratio ACR mg/day hoặcmg/g Cr) giúp theo dõi bệnh, chỉ số bình thường là dưới 30 mg/day. Từ 30-300 mg/day là giai đoạn vi protein niệu (microalbuminuria), trên 300 mg/day là giai đoạn đại protein niệu (macroalbuminuria). Nếu chỉ số tính theo albumin (protein-creatinine ratio, PCR; mg/g Cr) thì dưới 150 là chỉ số bình thường, từ 150~500 (mức độ trung cao), lớn hơn 500 (mức độ cao nghiêm trọng). Tương tự lượng protein niệu hoặc albumin niệu cao bệnh tình càng nghiêm trọng, ngày qua ngày độ tổn thương chức năng thận càng nghiêm trọng. Vì vậy những bệnh nhân tiểu đường ngoài việc không chế lượng đường, huyết áp và mỡ trong máu ra thì cũng cần theo dõi sự thay đổi của chỉ số protein trong máu
Nếu chức năng thải độc của thận ngày càng suy giảm chỉ số protein niệu hoặc albumin niệu ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến chức năng của thận ngày càng xấu và thậm chí cần điều trị lọc máu hoặc ghép thận (như biểu đồ 1)
*Chú ý: Biểu này căn cứ dữ liệu của KDIGO năm 2012 nghiên cứu lâm sàn thận mãn tính, dánh giá nguy cơ tiên lượng bệnh thận mãn tính dựa trên phân loại theo tỷ lệ lọc cầu thận (eGFR) và mức độ albumin niệu. Mô hình này đã được Hiệp hội Thận học Đài Loan đánh giá và có thể áp dụng cho việc đánh giá nguy cơ tiên lượng của bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính tại Đài Loan. (Ảnh chụp màn hình từ trang ứng dụng số "Sổ sức khỏe kỹ thuật số" của Cục Bảo hiểm Y tế Quốc gia thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan)."
Kết Luận
Bệnh thận ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Bạn nên chú ý đến các triệu chứng bất thường như nước tiểu có bọt, phù nề, huyết áp cao, thiếu máu hoặc mệt mỏi. Nếu có các triệu chứng này, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa thận để kiểm tra máu và nước tiểu. Những người có tiền sử gia đình bệnh thận, tiểu đường hoặc huyết áp cao nên thường xuyên kiểm tra chức năng thận. Bạn có thể kiểm tra chỉ số chức năng thận qua các buổi khám sức khỏe được bảo hiểm chi trả hoặc tại phòng khám chuyên khoa thận.
Chuyên môn của bác sĩ Xu Shi Ping: Bệnh thận, máu trong nước tiểu, protein niệu, tổn thương thận cấp, bệnh thận mãn tính, bệnh thận giai đoạn cuối, lọc máu, lọc màng bụng, ghép thận, và các bệnh nội khoa khác.
#