2025.01 Thường thức đời sống
Sáu loại bệnh thường gặp trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán
Khoa Y học Cấp cứu Bệnh viện YaDong / Bác sĩ Chương C


Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán đang đến gần, mọi người đi lại tấp nập từ Bắc tới Nam để thăm quê nhà, cùng với những bữa ăn phong phú và thói quen sinh hoạt thay đổi, những điều này là nguyên nhân tiềm ẩn khiến chúng ta dễ mắc phải một số bệnh. Bên cạnh đó là thời gian nghỉ lễ của bện viện, dẫn tới số lượng người mắc bệnh tâng gấp 2~3 lần so với ngày thường. Theo dữ liệu bảo hiểm y tế gần đây, các lý do phổ biến khi đến khám trong dịp Tết khi đến khám gồm có : Viêm dạ dày cấp tính, viêm phế quản, Các loại bị thương ngoài, và các trường hợp mắc bệnh nan y không kiểm soát tốt bị tái phát. Chuyên mục “Mạng lưới Bảo vệ Sức khỏe” kỳ này cung cấp cho đọc giả các thông tin về các triệu chứng và cách chú ý đến sức khỏe trong kỳ nghỉ Tết này để có thể tận hưởng kỳ nghỉ một cách trọn vẹn.
Norovirus hoặc Rotavirus các virus đường ruột
Mùa thu và mùa đông là mùa cao điểm của các bệnh viêm dạ dày ruột do virus như Rotavirus hoặc Norovirus. Khi gần kề với dịp Tết Nguyên Đán, các bữa ăn phong phú và nhiều dầu mỡ, cùng với thói quen ăn uống thái quá, nấu đi nấu lại, cộng thêm bảo quản thực phẩm (nguyên liệu) không đúng cách, dễ dẫn đến các triệu chứng như đầy bụng, cảm giác rát ở thực quản, đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy và các vấn đề về tiêu hóa.
Lời khuyên cho mọi người là rửa tay thường xuyên và đúng cách, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi vệ sinh, thay tã, giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn. Đối với thực phẩm tươi và hải sản, việc bảo quản đúng cách và chế biến riêng biệt cũng rất quan trọng. Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và cân đối, tránh ăn quá nhiều bánh chưng, bánh trôi, các thực phẩm nhiều dầu mỡ khó tiêu, cùng với việc vận động và bổ sung rau quả, sẽ giúp giảm nguy cơ khó tiêu và trào ngược dạ dày thực quản. Nếu triệu chứng nhẹ, có thể xem xét dùng probiotics và để dạ dày nghỉ ngơi một thời gian. Khi các triệu chứng giảm, có thể từ từ trở lại chế độ ăn uống bình thường.
Bị mắc xương Cá trong họng
“年年有餘” (năm nào cũng có thừa) là một phong tục truyền thống của người Hoa, vì vậy bữa cơm Tết thường không thể thiếu cá (vì âm Cá và âm Thừa trong tiếng hoa phát âm như nhau). Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến việc số lượng bệnh nhân bị mắc xương cá trong dịp Tết tăng lên so với bình thường, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, và những người có vấn đề về nuốt (như bệnh nhân đột quỵ). Họ dễ đối mặt với nguy cơ nghẹn hoặc sặc thức ăn, trường hợp nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy cần đặc biệt chú ý đến tình trạng ăn uống của các nhóm đối tượng này.
Khi ăn cá, cần nhai kỹ và nuốt từ từ, đồng thời tránh nuốt cùng với các món ăn khác để giảm thiểu nguy cơ nuốt phải xương. Nếu không may bị mắc xương cá có thể thử ho nhẹ, nhưng không nên nuốt mạnh, vì có thể làm rách thực quản. Ngoài ra, không nên cố gắng gây nôn mửa quá mức để tránh tổn thương thực quản hoặc gây viêm phổi do hít phải.
Triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính
Mùa đông là mùa cao điểm của cúm và các bệnh nhiễm virus đường hô hấp khác. Trong những năm trước, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, mọi người thường đeo khẩu trang và giảm tụ tập, khiến các bệnh lây truyền qua nước bọt và không khí giảm rõ rệt so với những năm trước. Tuy nhiên, hiện nay việc đeo khẩu trang không còn bắt buộc, do đó cần đặc biệt chú ý đến vệ sinh đường hô hấp và chú ý ho đúng cách. Nếu cơ thể không khỏe, bạn nên hạn chế ra ngoài nơi công cộng, nếu phải ra ngoài hoặc tham gia tụ họp, cũng nên đeo khẩu trang để tránh lây lan virus cho người khác.
Sốt ở trẻ em
Sốt ở trẻ em là một tình trạng thường gặp tại phòng cấp cứu. Trong giai đoạn đầu của bệnh, phụ huynh có thể hỗ trợ trẻ hạ sốt bằng cách bổ sung nước hoặc lau người bằng nước ấm, đồng thời theo dõi tình trạng tinh thần, sức hoạt động và sự thèm ăn của trẻ để quyết định có cần đưa trẻ đến bác sĩ hay không. Thông thường, sau 2-3 ngày, nếu sốt giảm dần và sức khỏe dần hồi phục thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt trên 40 độ, sốt kéo dài trên 3 ngày, hoặc có triệu chứng như ngủ nhiều, thở gấp, không ăn uống được, đặc biệt chú ý khi trẻ dưới 3 tháng tuổi, nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được kiểm tra thêm. Ngoài ra, gia đình cũng nên chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt và thuốc đặt để phòng trường hợp khẩn cấp.
Bỏng, chấn thương và tai nạn khác
Trong dịp Tết, do sơ suất, nhiều người dễ bị thương tích trong quá trình nấu ăn như bị cắt hoặc bỏng. Thêm vào đó, các hoạt động ngoài trời và các cuộc gặp gỡ bạn bè, người thân cũng có thể dẫn đến các tai nạn như té ngã hoặc ẩu đả. Việc đốt pháo cũng thường gây bỏng hoặc thậm chí gây cháy nổ.
Vì vậy, cần uống rượu một cách có chừng mực, hạn chế hoạt động sau khi uống rượu, và luôn tuân thủ nguyên tắc không lái xe khi uống rượu. Khi đốt pháo, cần chú ý đến việc thao tác và môi trường xung quanh để đảm bảo an toàn, tránh để pháo gần mắt hoặc tai để không gây tổn thương thị lực hoặc thính lực. Nếu không may bị bỏng, cần ngay lập tức thực hiện các bước sơ cứu như rửa, tháo bỏ, ngâm trong nước, đậy lại và chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt để giảm thiểu tổn thương do nhiệt. Nếu bị thương tích do cắt hoặc rách, cần bóp mạnh để cầm máu và tìm sự trợ giúp y tế tùy theo tình trạng vết thương.
Mọi người thường bỏ qua việc chuẩn bị thuốc đầy đủ trong dịp Tết
Vào dịp Tết, do sự thay đổi của thời tiết cộng với chế độ ăn uống khác thường, khi về quê thăm bà con hoặc đi du lịch, mọi người cần mang theo đủ thuốc, đặc biệt là những người thuộc nhóm có nguy cơ cao. Họ nên duy trì thói quen ngủ nghỉ bình thường, tránh thức khuya quá mức, và giữ tâm lý ổn định, đồng thời đừng quên tập thể dục đều đặn để thúc đẩy tuần hoàn máu và duy trì sự linh hoạt của cơ thể, tránh các cấp cứu do bệnh mãn tính không được kiểm soát tốt như nhồi máu cơ tim, đột quỵ (xuất huyết).
Ngoài ra, mặc dù Tết Nguyên Đán là thời gian để sum vầy cùng gia đình, nhưng với một số người, nó cũng có thể mang lại cảm giác căng thẳng và cô đơn. Do đó, duy trì sức khỏe tinh thần tốt là rất quan trọng. Nên chia sẻ cảm xúc với gia đình và bạn bè, duy trì thái độ tích cực và lạc quan, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý để bảo vệ sức khỏe tâm lý.
Cuối cùng, cần nhắc nhở mọi người, do các phòng khám thường nghỉ trong kỳ nghỉ Tết, các phòng cấp cứu bệnh viện thường rất đông, nếu không phải là trường hợp cấp cứu nghiêm trọng, hãy kiên nhẫn chờ đợi và dành sự cảm thông cho các nhân viên y tế, những người đã hy sinh kỳ nghỉ để bảo vệ sức khỏe của mọi người. Chúc các bạn một năm mới an lành, hạnh phúc!
#